Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Phim tài liệu khoa học : VŨ TRỤ HUYỀN BÍ (10 tập)



Vũ Trụ là một trong những bộ phim hoành tráng và thành công nhất của History Channel với 5 seasons. Ngay từ buổi đầu loài người ngắm nhìn những ngôi sao trên bầu trời, những hiểu biết của nhân loại về vũ trụ rộng lớn đã tăng lên không ngừng. Chúng ta biết nhiều hơn rất nhiều về không gian quanh mình so với cách đây một thế kỉ. Chúng ta biết nhiều hơn hẳn so với cách đây 10 năm.

Bộ phim Vũ Trụ Season 1 sẽ đưa bạn đến với những kiến thức thiên văn cơ sở. Sự gặp gỡ kỳ diệu của thiên văn và lịch sử, trong 12 giờ chiếu cô đọng và dễ hiểu , thông qua các mô phỏng đồ họa, bộ phim sẽ cho chúng ta cái nhìn thấu đáo từ những kiến thức thiên văn từ thưở sơ khai đến những khám phá khoa học tân kỳ nhất. Với những cảnh tái dựng bằng máy tính, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những góc khuất của những điều đã biết.

Một tour du lịch vòng quanh Vũ Trụ sẽ cho bạn thấy một vũ trụ chưa ai từng biết đến: sức hấp dẫn của Chân Trời Sự Kiện của hố đen, rong chơi trên bề mặt Sao Hỏa, và ngụp lặn trên Mặt Trời. Hơn thế nữa, series này sẽ đề cập tới câu hỏi lớn của nhân loại: Liệu chúng ta có phải là duy nhất? Liệu Trái Đất chỉ là một giọt nước nhỏ trong cả đại dương Vũ Trụ? Liệu còn có nơi nào tồn tại sự sống?

Làm phụ đề Việt : HTT Group và Bitvn Translation Team (BTT)
Người dịch: HAAC , Trần Minh Huyền , Lê Minh Ngọc , GT , Markhieu 
Biên tập: Quick, H2O, Cedar, Nguyễn Trọng Chiến, HDP, Gathienology

Tập 1. BÍ ẨN CỦA MẶT TRỜI

Tập phim này sẽ cho ta biết sự hình thành và cái chết giả định của Mặt Trời; cấu trúc vật lý, cách tạo ra năng lượng cũng như bản chất của nhật nguyện thực, bão Mặt Trời và các vết đen Mặt Trời.

Tập 2. SAO HỎA -- HÀNH TINH ĐỎ

Tập phim nói về sao Hỏa, hành tinh giống Trái Đất nhất trong Hệ Mặt Trời, ngọn Olympus Mons, ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, và các sứ mệnh thăm dò của NASA để tìm ra sự sống trong quá khứ trên hành tinh đỏ.

Tập 3. HỒI CÁO CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT

Tập phim dựng lên một viễn cảnh ngày tận thế của Trái Đất, trong một vụ va chạm với thiên thạch hoặc sao chổi, hay bão Mặt Trời, hay một vụ bùng phát tia gamma và những kịch bản mà các nhà khoa học dàn dựng để tìm ra phương án ứng phó với các thảm họa từ bên ngoài không gian.

Tập 4. SAO MỘC -- HÀNH TINH KHỔNG LỒ

Tập phim đưa chúng ta đến thăm sao Mộc -- hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Chúng ta sẽ khảo sát các thành phần và cấu trúc của nó cùng với một Hệ Mặt Trời mini với hơn 60 mặt trăng -- trong số đó có những mặt trăng có thể tồn tại sự sống.

Tập 5. MẶT TRĂNG

Mặt Trăng đã được hình thành như thế nào, và nó đóng vai trò gì trong sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất chúng ta? Cùng tìm hiểu thêm về các kế hoạch định cư trên Mặt Trăng trong tương lai của NASA.

Tập 6. PHI THUYỀN TRÁI ĐẤT

Cùng tìm hiểu Trái Đất là sự ra đời của nó cùng với sự hình thành của Hệ Mặt Trời. Sự sống đã bắt đầu tại đây như thế nào, và số phận của nó sẽ ra sao?

Tập 7. SAO THỦY VÀ SAO KIM: NHỮNG HÀNH TINH PHÍA TRONG

Tìm hiểu 2 hành tinh khắc nghiệt nhất trong Hệ Mặt Tời -- Sao Thủy và Sao Kim; một hành tinh được chạm trổ bởi những hố thiên thạch, hành tinh kia lại là một nhà kính đầy khí độc và mưa acid; cả hai đều cháy sém do khỏang cách quá gần Mặt Trời. Các nhà khoa học đã giả định ộtố loại sự ống ó tể phát triển trên hanh tinh này.

Tập 8. SAO THỔ: CHÚA TỂ NHỮNG CHIẾC NHẪN

Khám phá Sao Thổ và những chiếc vòng tuyệt mỹ. Chúng đã được hình thành như thế nào, những nghiên cứu mớiđây đã giải đáp bí ẩn này ra sao và hé lộ những bí ẩn mới về hành tinh khí này. Tập phim cũng khá phá mặt trăng Titan - nơi chứa đựng lượng dầu mỏ gấp nhiều lần nhu cầu sử dụng trên trái đất.

Tập 9. NHỮNG THIÊN HÀ XA XÔI

Quan sát không gian thông qua những hình ảnh rõ nét từ kính thiên văn không gian Hubble, sự hình thành Ngân Hà và hàng trăm tỉ thiên hà khác trong Vũ Trụ.

Tập 10. CUỘC ĐỜI CỦA MỘT NGÔI SAO

Sự tiến hóa của các ngôi sao, tác dụng của lực hấp dẫn, ma sát và áp suất khiến các phân tử hydro tổng ợp lại bằng phảnứng nhệt hạch, tạo ra năng lượng và ánh sáng kéo dài hàng tỉ năm, và rồi cuối cùng kết thúc bằng những vụ nổ huy hoàng và kỳ vĩ nhất trong vũ trụ

Mời các bạn theo dõi phim , xem theo Playlist YouTube tại đây

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Phim tài liệu khoa học : CƠ THỂ LOÀI NGƯỜI ( 6 tập )



Người dịch:
Tập 1,4 : Phạm Phương Anh, Trần Thanh Vân, Bích Ngọc
Tập 2 : Vũ Hoàng Linh
Tập 3,5 : Khổng Xuân Hiền
Tập 6 : Nguyễn Thu Hà

Trong loạt phim CƠ THỂ LOÀI NGƯỜI, giáo sư Robert Winston đưa chúng ta trên chuyến du hành theo thời gian mà điểm khởi đầu là lúc sinh ra và điểm cuối cùng là khi giã từ cõi đời và lộ trình của chuyến đi chính là một nơi vô cùng quen thuộc: Cơ thể Loài người.

Với những công nghệ đồ họa máy tính, những kỹ thuật chụp ảnh tân tiến, những kỹ xảo quay chậm tuyệt diệu, chúng ta có thể khám phá mọi khía cạnh, mọi bộ phận trong cơ thể con người trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong cuộc sống : sinh ra, trưởng thành, rồi chết đi.

Bộ phim miêu tả chi tiết đồng thời người dẫn chương trình cũng giải thích thấu đáo các quá trình quan trọng của đời người như thụ thai, sự chập chững biết đi của trẻ, sự trưởng thành của thanh thiếu niên, sự lão hóa của người già hay cơ chế hoạt động cực kỳ phức tạp của bộ não (đây là bộ phận tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trong cơ thể) và cuối cùng là cái chết

Qua cách nói dễ hiểu, trực quan và sống động của giáo sư Winston, các em nhỏ trên 10 tuổi hoàn toàn có khả năng cảm thụ được loạt phim này. Ngoài ra khán giả cũng sẽ rất bất ngờ và thú vị với những câu nói hóm hỉnh, những thống kê ngộ nghĩnh (chẳng hạn trung bình một người trong cả đời tốn mất 3 năm rưỡi thời gian để ăn và ăn hết 160 kg sô cô la). Bên cạnh đó là những tình cảm xúc động khi chứng kiến cảnh quay những phút cuối cùng của Herbie -- một bệnh nhân đang chống chọi với căn bệnh ung thư.

Tập 1 -- CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG (Life Story) 
Chứng kiến cứ mỗi giây mỗi phút, bên trong cơ thể diễn ra biết bao các sự kiện mang tính vi mô
Xem video tại đây

Tập 2 -- ĐIỀU KỲ DIỆU HÀNG NGÀY (An Everyday Miracle)
Điều kỳ diệu trong giai đoạn mang thai
Xem video tại đây

Tập 3 -- NHỮNG CHẬP CHỮNG ĐẦU ĐỜI (First Steps)
Trẻ nhỏ học những năng lực sống còn trong giai đoạn ngay sau khi sinh
Xem video tại đây

Tập 4 -- PHÁT TRIỂN (Raging Teens )
Quá trình thiếu niên phát triển thành thanh niên
Xem video tại đây

Tập 5 -- NÃO BỘ PHÁT TRIỂN (Brain Power)
Quá trình phát triển của Não bộ
Xem video tại đây

Tập 6 -- LÃO HÓA (As Time Go By)
Nói về quá trình Lão hóa
Xem video tại đây

Mời bạn theo dõi bộ phim , xem theo Playlist YouTube tại đây, theo Google tại đây

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Phúc âm Lễ Chúa Nhật Thứ IV Phục Sinh ( ngày 29/04/2012 )



Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ IV Phục Sinh:


Nguồn : www.40giayloichua.net

Mời nghe bài giảng "Lễ Chúa Nhật Thứ IV Phục Sinh " của Giám Mục Phê Rô Nguyễn Khảm.




TÌNH YÊU THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI CHÚNG TA
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái

* 1. Mục tử tốt lành

Dưới thời bạo Chúa Nêrô bắt đạo. Rôma ngập tràn máu lửa, biết bao tín hữu đã chết dưới tay ông vua điên loạn, bạo tàn.

Giáo hội non trẻ do Đức Giêsu thiết lập như sắp rã rời tan tác. Phêrô là con chim đầu đàn, là trụ cột của Giáo hội. Các tín hữu tha thiết xin Phêrô trốn khỏi Rôma, để tiếp tục dẫn dắt đoàn chiên. Người anh cả một thoáng phân vân, chần chừ. Quả thật đoàn chiên đang nao núng vì sợ thiếu vắng đầu đàn, sao có thể giữ vững niềm tin ? Thầy đã chẳng khuyên khi người ta bắt bớ chúng con ở thành này, thì hãy trốn sang thành khác sao ? Phêrô xách bị gậy đi trốn. Đụng Thầy ở cổng thành, Phêrô hỏi :

- Quo vadis, Domine ? Thưa Thầy, Thầy đi đâu ?

- Nếu con bỏ các Kitô hữu của Thầy thì Thầy sẽ quay lại để chịu đóng đinh cho họ một lần nữa.

Phêrô hiểu ngay lời Thầy, quay trở lại Rôma để an ủi khích lệ đoàn chiên, và để chịu đóng đinh thập giá như Thầy.

"Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì đoàn chiên" (Ga.10,11). Đức Giêsu ví mình như một mục tử tốt lành khác với người chăn thuê, vì người đã dám hy sinh mạng sống cho đoàn chiên. Cái chết của Người không bất ngờ, cũng không đầu hàng bạo lực, nhưng là một cái chết tự hiến. Đức Giêsu chết để nói nên lời yêu thương. Một tình yêu tột đỉnh, yêu cho đến cùng. Thánh Gioan viết : "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình" (Ga.15,13).

Chính tình yêu đã tạo nên mối dây gắn bó giữa chủ chiên và từng con chiên, khiến Người nói : "Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta" (Ga.10,14-15). Đó là sự hiểu biết nhau sâu xa, sự trân quí giữa mục tử và đoàn chiên.

Đức Giêsu là mục tử duy nhất, tối cao và gương mẫu. Các mục tử khác chỉ là phụ tá giúp chăn dắt đoàn chiên của Người. Mọi mục tử phải noi gương Người, dám chết cho đoàn chiên được sống. Phêrô là người mục tử đầu tiên. Phêrô có thể trốn bắt bớ, tù tội, chết chóc. Nhưng chính khi đổ máu, Phêrô đã giữ vững đoàn chiên. Cái chết của Phêrô đã có sức thuyết phục hơn bất cứ lời rao giảng nào : "Thầy làm vững đức tin của con. Rồi đến lượt con, con sẽ làm vững đức tin của anh em con". Các mục tử tiếp bước Phêrô vui lòng nằm xuống để nên nhân chứng, và củng cố niềm tin cho các anh em.

Dụ ngôn người "Mục tử tốt lành" cho thấy tình yêu sâu sắc của Thiên Chúa.

• Người yêu thương mỗi người một cách cá biệt, không yêu cách chung chung.
• Người yêu thương vô điều kiện, ngay cả khi chúng ta lầm đường lạc lối.
• Người yêu thương bằng tình yêu vui mừng, chứ không la rầy khiển trách khi tìm thấy chiên lạc.

Ngày nay, Đức Giêsu vẫn cần những vị mục tử tốt lành lo cho đoàn chiên trên thế giới. Người rất cần các bạn trẻ hiến thân cho sứ mạng mục tử này. Người mời gọi chúng ta hãy nhìn bằng trái tim yêu thương, để thấy những cơn đói Lời Chúa, đói tình thương, đói của ăn, đói ý nghĩa cuộc sống. Người kêu gọi chúng ta hãy tha thiết xin Cha cho nhiều mục tử tận tụy hơn, thanh khiết hơn, vô vị lợi hơn, và thánh đức hơn. Những mục tử sẵn lòng âm thầm chết từng ngày cho đoàn chiên.

*

Lạy Chúa, xin gởi đến cho chúng con những mục tử có trái tim của Chúa : luôn say mê Thiên Chúa và yêu thương con người, có tình bạn thân thiết với Chúa, dám hy sinh cho đoàn chiên, dẫn đưa chúng con về với Cha là nguồn hạnh phúc thật của chúng con. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")

* 2. Ngày cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục và Tu sĩ

a/ Đối với người Việt chúng ta thì hình ảnh "chiên và người chăn chiên" không phải là một hình ảnh gần gũi, vì xứ sở chúng ta không thuộc vùng Cận Đông với nghề chăn nuôi chiên cừu như Pa-lét-tin xưa. Hơn nữa trong khi cả đất nước đang nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại câu chuyện "đàn chiên với mục tử", thì e rằng chúng ta bị coi là những người lạc hậu ! Nhưng nếu đi sâu vào ý nghĩa và biểu tượng tôn giáo của hình ảnh "chiên và mục tử" thì chúng ta lại chẳng thấy lạc hậu tí nào. Vì chưng những người tin ở Thiên Chúa đều xác tín rằng họ luôn được Thiên Chúa và Chúa Ki-tô quan tâm và tận tình chăm sóc, không chỉ về phương diện tâm linh mà về mọi phương diện con người, không chỉ ở đời sau mà ở cả đời này lẫn đời sau. Mối tương quan gắn bó giữa người chăn và con chiên là hình ảnh sống động, cụ thể của mối tương quan giữa Thiên Chúa và người tín hữu.

b/ Những nét đặc trưng của Vị Mục Tử nhân lành : Đức Giêsu đã công bố Người là Vị Mục Tử nhân lành, với những nét đặc trưng sau đây :

* Vị Mục tử nhân lành hết lòng yêu thương những người thuộc về mình. Vì yêu thương nên Người quan tâm đến mọi người và đến từng người. Càng quan tâm thì càng biết tường tận : biết họ muốn gì ? họ cần gì ? họ có thể gặp phải những nguy cơ cạm bẫy hay thử thách nào ?

* Vị Mục tử nhân lành luôn đi đầu, đi trước tức hướng dẫn, lãnh đạo đoàn chiên, tức đứng mũi chịu sào, gánh chịu mọi khổ cực cho người thuộc về mình. Vị ấy sẽ đem chiên đến những miền an toàn, có suối mát và cỏ xanh, để chiên được ăn uống no nê, được nghỉ ngơi thoải mái. Chiên sẽ tăng trưởng cả về chất lượng lẫn số lượng. Thậm chí vị Mục tử sẽ hy sinh mạng sống vì chiên.

c/ Lý do Hội Thánh lấy ngày chủ nhật Chúa Chiên Lành làm ngày cầu nguyện cho ơn gọi linh mục tu sĩ :

Căn cứ vào Bản tin Hiệp Thông (tiếng nói của Hội đồng Giám Mục Việt Nam) số 11, ra ngày 15 tháng 02 năm 2002 (trang 8-9) cung cấp cho chúng ta những con số cụ thể và đáng chúng ta suy nghĩ trong ngày hôm nay :

(1) : Tổng dân số của Việt Nam hiện là : 80.489.857 người (76.683.203 dân tộc kinh + 3.806.654 dân tộc thiểu số). (2) : Tổng số công giáo của 25 giáo phận : 5.324.492 người (5.065.105 dân tộc kinh + 259.387 dân tộc thiểu số). (3) : Tổng số linh mục của 25 giáo phận : 2.526 Lm (2.133 triều + 393 dòng). (4) : Tổng số tu sĩ trong 25 giáo phận : 11.282 Ts (1.524 nam + 9.758 nữ). (5) : Tổng số chủng sinh của 25 giáo phận : 1.765 Cs (1.044 đang học + 318 học xong + 403 dự bị). (6) : Tổng số giáo lý viên của 25 giáo phận : 45.858 Glv (671 giáo phu + 219 có lương + 44.968 không có lương).

Nếu chia bình quân số giáo dân cho số linh mục (triều dòng, khoẻ yếu) thì một linh mục phải phục vụ 2.107 giáo dân. Nếu chia bình quân tổng số dân Việt Nam cho số linh mục (triều dòng, khoẻ yếu) thì một linh mục phải phục vụ 31.865 người. Nếu chia bình quân số giáo dân cho số tu sĩ (nam nữ, khoẻ yếu) thì một tu sĩ phải phục vụ 472 giáo dân. Nếu chia bình quân tổng số dân Việt Nam cho số tu sĩ (nam nữ, khoẻ yếu) thì một tu sĩ phải phục vụ 7.134 người. Nếu chia bình quân tổng số người VN không công giáo cho tổng số người VN công giáo thì một người VN công giáo phải giúp cho 14 người VN không công giáo biết Chúa và gia nhập Giáo hội.

Nguyên nhìn vào những con số trên, chúng ta cũng đã thấy được nhu cầu to lớn về nhân sự của Giáo hội Việt Nam trong sứ mệnh sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng mà Giáo hội đã nhận được từ chính Chúa Giê-su. Đã đành rằng ngày nay trách nhiệm sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng không chỉ của riêng các linh mục, tu sĩ mà của mọi Ki-tô hữu. Nhưng các linh mục, tu sĩ vẫn là lực lượng quan trọng nhất, là lực lượng nòng cốt và đầu tầu trong lãnh vực này. Thế nhưng ơn gọi linh mục, tu sĩ càng ngày càng giảm sút trong các Giáo hội địa phương, thậm chí giảm trầm trọng trong một số Giáo hội. Riêng tại Việt Nam, thì tình hình có mấy nét riêng sau đây : (1) Việc thanh niên nam nữ muốn vào chủng viện, dòng tu còn gặp nhiều cản trở từ những qui định của Nhà Nước. (2) Việc các Giám mục, Dòng tu gửi các linh mục, tu sĩ đến nơi cần gửi, đặc biệt đến vùng sâu vùng xa, cũng chẳng dễ dàng gì. (3) Ơn gọi tu trì đã có dấu hiệu sút giảm ở thành thị, nhất là ở các quận nội thành.

Vì thế cho nên chúng ta không chỉ cầu xin Thiên Chúa ban cho Giáo hội -nhất là Giáo hội Việt Nam- nhiều linh mục, tu sĩ tài đức thánh thiện, nhiệt thành mà chúng ta còn phải nài xin Thiên Chúa tạo thuận lợi cho các ứng sinh linh mục tu sĩ được đào tạo đến nơi đến chốn và cho các linh mục tu sĩ có điều kiện cần thiết để thực thi sứ vụ của mình. (Giê-rô-ni-mô Nguyễn Văn Nội).

* 3. "Tình yêu, con đường duy nhất để đến với thế giới bất tín".

"… Thánh nữ Têrêxa đã mở ra cho chúng ta con đường duy nhất để đến với thế giới những người không tin : đó là tình yêu. Không ai có thể sống thiếu tình yêu. Trước tấm thảm kịch của thuyết nhân bản vô thần, thảm kịch, vì do nhân danh một tư tưởng cao cả của nhân loại mà con người đã khước từ Thiên Chúa, mọi Kitô hữu, mọi Linh mục, mọi tu sĩ đều bồn chồn lo âu (…) thánh Phanxicô đệ Salê đã nói : "Tất cả đều dành cho tình yêu, đều ở trong tình yêu, đều vì tình yêu và đều phát xuất từ tình yêu trong Giáo hội". Nhưng cái chân lý cao cả ấy hầu như đã bị lãng quên, đã bị thuyết Jansénisme khô cằn ngăn chận. Chỉ có người nữ tu dòng kín trẻ trung thành Lisieux đã nhắc ta nhớ lại chân lý ấy trong nét tươi tắn của thái độ Ngài hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa. Hôn thê của Đấng chịu đóng đinh và đã vì yêu mà tự nộp mình cho ta, chính thị cũng dâng hiến cho Người tình yêu vì tình yêu, như vị hôn thê dâng hiến cho hôn phụ. "Trong trái tim giáo hội tôi sẽ là tình yêu" thế là đã rõ, một xác quyết như thế đụng chạm tới tất cả mọi người ở thế kỷ XX của chúng ta vì chúng ta không biết yêu và được yêu trong chân lý (…)

Thánh Nữ Têrêxa luôn luôn là, tôi dám nói, một âm vang đích thực của Trái tim Thiên Chúa cho thời đại chúng ta, cho mỗi người chúng ta. Dù ta là ai, ta đã được tạo thành để sống tình yêu Thiên Chúa, tình yêu đã trao ban sự sống cho ta. Ta đến từ Thiên Chúa và ta lại trở về với Người, Người là Đường là Sự Thật và là sự sống. Công đồng Vatican II đã mạnh mẽ nhắc lại điều này. Sử gia mai ngày có thể thắc mắc "Giáo hội thời Công đồng đã làm gì ?" Đức Phaolô VI đã trả lời họ ngay từ ngày 14.9.1965 : "Giáo hội yêu, giáo hội yêu, yêu bằng trái tim mục tử, yêu bằng trái tim đại kết, yêu bằng trái tim rộng mở đón nhận mọi người kể cả những người bắt bớ giáo hội". Ta nên tìm lại cái trực cảm quan trọng ấy của Đức Phaolô VI. Đó cũng là trực cảm của thánh nữ Têrêxa thành Lisieux : "Giáo hội là Đức Kitô và Đức Kitô là tình yêu". Chúng ta được Thiên Chúa yêu thương.

Thánh nữ Têrêxa đã khơi gợi hàng ngàn, hàng ngàn ơn gọi làm Linh mục trên khắp thế giới. Những Linh mục ấy đã tìm thấy nơi thánh nữ một tình yêu tuyệt đối dành cho Đức Giêsu và tình yêu Giáo hội, một ý nghĩa sâu xa trong kinh nguyện và trong sứ mệnh truyền giáo trên khắp hoàn cầu, một sự kết hợp bằng chiêm niệm và hoạt động, một mẫu gương dùng con đường tình yêu bé nhỏ và phó thác, đường nên thánh trong cuộc sống hằng ngày. Ngày nay, thánh nữ Têrêxa vẫn tiếp tục làm phong phú tác vụ của các Linh mục, đặc biệt là những Linh mục trẻ bị cuốn hút bởi sứ điệp tình yêu giữa lòng Giáo hội (…)

Tất cả hành trình đức tin thâu tóm trong đức cậy và đức ái. Niềm tin là niềm hy vọng của tình yêu, tin là hy vọng vào tình yêu. Phải chăng vai trò đã được quan phòng của sứ điệp của thánh nữ Têrêxa, ở ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ 3, chính là trả lại cho ta tình yêu và niềm hy vọng ? Con người đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Tình yêu là để yêu thương. Trong lãnh vực tình yêu, thánh nữ Têrêxa là bậc thầy linh đạo trong tình yêu, không có dè dặt, không có tính toán, không có trung dung, không có quân bình vì con người chẳng bao giờ có thể yêu Thiên Chúa cho xứng với tình Người yêu ta (…).

Một nữ tu hỏi thánh nữ Têrêxa : "Chị nói gì với Đức Giêsu ?" Chị thánh trả lời : "Em không nói gì hết, em yêu Người", Chỉ tình yêu là quan trọng. (Đức Hồng Y P.Poupard, tài liệu cho ngày ơn thiên triệu. Trích dẫn bởi Fiches dominicales, năm B)).

* 4. "Trong trái tim Giáo hội, tôi sẽ là Tình yêu"

(Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng, bản văn được trích dẫn trong tài liệu của Ủy ban quốc gia về ơn thiên triệu).

"… Sau cùng con đã tìm thấy an nghỉ… tìm trong thân thể mầu nhiệm của Giáo hội, con chẳng thấy mình trong bất cứ chi thể nào đã được thánh Phaolô miêu tả, đúng hơn con muốn có mặt trong tất cả những chi thể ấy… Đức Ái đã cho con chìa khóa ơn gọi của con. Con hiểu rằng nếu giáo hội có một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, chi thể quan yếu nhất, cao cả nhất không thể thiếu được, con hiểu đó là Trái Tim và Trái Tim đó cháy đỏ Tình yêu. Con hiểu rằng chỉ có Tình yêu mới làm cho các chi thể của Giáo hội hoạt động và nếu tình yêu vụt tắt, các Tông đồ sẽ thôi không loan báo Tin mừng, các thánh tử đạo sẽ từ chối đổ máu… Con hiểu rằng Tình yêu phủ trùm lên mọi ơn gọi và tình yêu là tất cả, bao gồm mọi không gian và mọi thời gian. Tắt một lời, Tình yêu là vĩnh cửu !

Thế là, trong niềm vui tột đỉnh, con kêu lên : "Ôi Giêsu, Tình yêu của con… ơn gọi của con, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con chính là Tình yêu !…

Phải rồi, con đã tìm được vị trí của con trong Giáo hội. Chỗ ấy, ôi Lạy Chúa, chính Chúa đã ban cho con… Trong Trái Tim Giáo hội, thưa Mẹ, con sẽ là Tình yêu… như thế con sẽ là tất cả… như thể giấc mơ của con đã thành hiện thực !!!..."

Hôm nay là ngày cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục và tu sĩ, chúng ta cầu xin Chúa sai đến đoàn chiên Chúa những chủ chăn tốt lành như lòng Chúa mong muốn. Lạy Chúa, lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, xin cho chúng con biết rộng rãi góp phần vào việc đào tạo Linh mục và tu sĩ, bằng lời cầu nguyện, và bằng sự giúp đỡ nhiệt tình .Amen.

Thánh Ca : Chúa Chăn Nuôi Tôi


QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch

Mỗi ngày trong cuộc sống chúng ta làm nhiều quyết định. Một số quyết định nho nhỏ, một số quyết định lớn, và một số quyết định thật lớn. Thí dụ như mỗi buổi sáng khi thức dạy thì quyết định đánh răng. Đánh răng không phải là một việc lớn. Hoặc bạn thay áo hay giặt dũ. Quyết định khác có thể là hôm nay bạn quyết định mua chiếc xe mới. Đó là một quyết định quan trọng và khá lớn. Cũng có thể bạn nói là trong năm nay sẽ mua căn nhà mới. Quyết định đó là quyết định thật lớn. Một số quyết định nhỏ, một số quyết định lớn lao.

Quyết Định Lớn - Quyết Định Nhỏ

Các bạn ở đây tham dự Thánh Lễ là vì các bạn quyết định muốn là môn đệ của Đức Kitô; các bạn muốn được ơn cứu rỗi. Đó là quyết định lớn lao nhất mà các bạn có thể làm. Nhưng đôi khi các bạn bị phân tâm khỏi cái quyết định lớn lao về ơn cứu rỗi của mình, bởi nhiều những cái quyết định nho nhỏ khác.

Trong bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông Đồ Công Vụ, Thánh Phêrô giải thích: Anh em đã nghe về Đức Giêsu Kitô. Ngài đã làm nhiều phép lạ, ngài đã làm nhiều việc như thế, nhưng bởi vì ngài đã không làm điều mà anh em muốn ngài làm, do đó anh em đã đóng đinh ngài, anh em đã giết ngài.

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu Kitô xưng Ngài là Đấng Chăn Chiên Tốt Lành. Ngài kêu gọi mọi người nhưng nhiều người không đáp lại. Họ biết ngài là ai; họ biết ngài là Đấng Cứu Thế, nhưng họ không đáp lại.

Bài Tin Mừng hôm nay trích từ chương thứ 10 của Thánh Gioan. Nếu bạn đọc ở chương 6 nói về việc Đức Giêsu Kitô cho một đám đông hàng ngàn người ăn với chỉ vài chiếc bánh và mấy con cá. Họ đã đi theo ngài bởi vì họ thấy có lợi cho họ. Và Đức Giêsu nói với họ, “Ta sẽ cho các ngươi chính Thịt và Máu của ta để làm của ăn thức uống và trừ khi các người tiếp nhận, các ngươi sẽ không thể có sự sống đời đời.” Nhiều người đã trả lời rằng, “Chúng tôi không thích nghe nói như thế” và họ đã bỏ đi. Họ đã quay trở đi. Họ đã từ chối Đức Giêsu Kitô bởi vì một vài cái quyết định nhỏ của họ.

Chúng ta nói là mình tận hiến cho Đức Kitô, chúng ta nói mình là môn đệ của Ngài. Tuy nhiên chúng ta làm những quyết định nghịch lại Ngài. Một số trong những quyết định đó thì nho nhỏ, một số có thể là khá lớn, nhưng chúng sẽ góp tích lên. Nếu người ta làm đủ những quyết định xấu,nhỏ hay lớn, trong cuộc sống, họ sẽ gánh chịu sự mất mát phần linh hồn. Cho dù họ có nghĩ đến mục đích cho phần rỗi linh hồn của họ, những quyết định xấu họ làm có thể là cản ngăn làm cho họ không đạt tới được ơn cứu rỗi. Các bạn không thể có được cả hai lối sống. Tôi sẽ đan cử cho các bạn một danh sách liệt kê nhiều điều và các bạn xét trong trí xem các bạn thuộc vào loại nào, nhiều hay tất cả. Thử xét xem các quyết định của các bạn có ảnh hưởng đến ơn cứu rỗi của mình như thế nào.

Dấu Sai Lầm

Khoảng 30% số người có mặt trong thánh đường bây giờ đi lễ trễ, có thể trễ từ 5 đến 15 phút hoặc 20 phút. Họ đi lễ trễ như thế hàng tuần. Đó là một quyết định. Và nếu các bạn đi lễ sớm, các bạn có thể quan sát lúc rước lễ, vừa khi linh mục cho rước lễ thì 25% số người tham dự Thánh Lễ bỏ ra về, hai mươi lăm phần trăm đi ra. Họ không thích phép lành của Chúa Kitô và phép lành của linh mục, họ sẽ bỏ ra về. Họ đã làm một quyết định như thế. Nhà thờ không là quan trọng. “Tôi có việc khác phải làm.”

Chúng ta có thống kê cho biết là 57% người Công Giáo đồng ý cho phá thai. Đó là một hành phi chấp nhận được. Năm mươi bảy phần trăm. Họ nói là cá nhân họ chống việc phá thai, nhưng nếu ai đó muốn phá thai thì người đó có thể làm như họ muốn. Đó là thái độ phản ứng của người ta. Năm mươi bảy phần trăm tán thành cho việc phá thai và họ bầu cho các ứng cử viên ủng hộ việc luật pháp hóa phá thai. Họ đã tự đẩy mình ra xa hơn với ơn cứu rỗi. Nếu con số thống kê là đúng, và tôi nghi là đúng, họ nói là khoảng từ 60% tới 80% các cặp vợ chồng dùng các phương pháp ngừa thai nhân tạo. Con số đó gồm cả các người Công Giáo. Đó là một quyết định đi ngược lại với lề luật của Thiên Chúa. Quyết định lớn vẫn nằm ở đó, “Tôi muốn lên Thiên Đàng.” Nhưng cái quyết định nhỏ này có thể cản ngăn quyết định lớn kia.

Mới đây tôi mở duyệt qua các đài truyền hình và xem thấy những vị giảng thuyết trên truyền hình than phiền là bẩy mươi phần trăm các tín hữu của họ không đóng góp tài chánh. Đóng góp ở đây có nghĩa là dâng cúng 10% lợi tức hay tài sản của họ cho Thiên Chúa. Bẩy mươi phần trăm số giáo dân không đóng góp và các vị giảng thuyết đó thấy khó chịu. Nhưng đó có nghĩa là 30% số giáo dân của họ có đóng góp. Các bạn có biết bao nhiêu người Công Giáo đóng góp vào việc nhà Chúa không? Ít hơn là 1%. Thiên Chúa nói rất rõ ràng, “Hãy dâng cho Thiên Chúa trước và mọi sự sẽ ban thêm cho các ngươi.” Các bạn thuộc về số 1% người đóng góp hay là thuộc về số 99%?

Nhiều người nói là họ không thực sự tin Bí Tích Thánh Thể là Mình và Máu của Chúa Kitô, nó chỉ là một dấu chỉ nào đó thôi. Thật lạ lùng. Có một mục trong một tờ báo Công Giáo nói là 40% người Công Giáo không tin là Bí Tích Thánh Thể thực sự là Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô. Bởi vì họ tin như vậy cho nên họ phạm sự thánh khi họ rước lễ cách bất xứng. Đây là một thống kê khác. Khoảng ba mươi đến ba mươi lăm phần trăm số người rước lễ phạm sự thánh. Điều đó có nghĩa là một người có tội trọng, sống lâu trong tình trạng tội trọng và tiếp tục rước lễ. Ba mươi đến ba mươi lăm phần trăm số người mắc tội phạm sự thánh. Không những họ không được ơn thánh mà họ còn mắc tội phạm sự thánh bằng việc tiến lên bàn thờ nhận lấy Mình và Máu Chúa Kitô.

Có một số khá đông người không tin là họ cần phải đi xưng tội. Tôi không biết là bao nhiêu người bởi vì tôi không thể kiểm kê được. Nhưng một số khá đông nói là họ không cần phải đi xưng tội nữa. Họ chỉ cần xưng với Thiên Chúa và làm như vậy là đủ rồi. Do đó nhiều người không đi xưng tội nữa. Thực sự là họ sai. Đức Giêsu Kitô đã thiết lập phép giải tội, vài ngài nói với vị linh mục đại diện Giáo Hội là, “Con tha tội cho ai thì người ấy được tha, con cầm buộc ai thì tội người ấy bị cầm buộc.” Các bạn không thể nói là, “Tôi không thích điều đó, và tôi quyết định sẽ không đi xưng tội.” Còn nhiều điều khác tôi có thể thu góp và kể ra nhưng như thế cũng đã đủ. Nếu các bạn thuộc về một trong hai hay ba loại người này, và quyết định làm ngược lại giáo huấn của Đức Kitô, thì các bạn sẽ không chu toàn cho phần rỗi linh hồn của mình bởi vì quyết định của các bạn làm ngược lại.

Dấu Chọn Đúng

Đức Kitô xưng nhận là Đấng Chăn Chiên Tốt Lành và ngài mời gọi, “Hãy theo Ta. Hãy mang lấy ách của Ta và gánh của ta thì nhẹ nhàng.” Nhưng có nhiều người không theo, họ không thích theo, do đó họ tự quyết định không muốn đi theo Đức Kitô. Kết qủa là quyết định lớn lao muốn được ơn cứu rỗi, muốn kết hiệp với Thiên Chúa, bị họ loại bỏ từ từ do các quyết định nho nhỏ khác trong đời sống của họ.

Hôm nay trong bài đọc thứ hai, thánh Gioan nói, Thiên Chúa đã yêu chúng ta đến chừng nào bởi Ngài đã cho chúng ta quyền được gọi là con cái Thiên Chúa. Thiên Chúa gọi chúng ta là con cái của Ngài. Ở chương trước trong thư của thánh Gioan nói là bất cứ ai nói là họ yêu mến Thiên Chúa nhưng không tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa thì là người nói dối. Do đó nếu chúng ta muốn tỏ dấu yêu mến Thiên Chúa thì chúng ta tuân giữ lề luật của Chúa. Nếu chúng ta muốn là những môn đệ của Đức Giêsu Kitô, chúng ta nhận ngài là Đấng Chăn Chiên Tốt Lành và bước theo Ngài bất cứ khi nào Ngài kêu gọi chúng ta. Nếu ngài trao cho chúng ta những việc khó khăn, chúng ta vẫn cứ tuân theo. Nhưng thế giới trần tục luôn xen vào và nóí là chúng ta không làm như vậy nữa. Chúng ta đã thay đổi hết rồi, ngày nay không còn phải sống như thế nữa. Chúng ta làm một quyết định nhỏ ở chỗ này, một quyết định nhỏ khác ở chỗ kia, và tự đẩy mình xa khỏi cái quyết định lớn lao.

Các bạn có bổn phận làm quyết định ngay lúc này trong Thánh Lễ. Các bạn có là môn đệ của Đức Kitô theo đường lối Ngài kêu gọi, hay theo đường lối riêng của mình? Nếu các bạn là môn đệ của Đức Kitô thì hãy đi theo và nhắm thẳng đến giải thưởng. Hãy đi theo Đức Giêsu Kitô. Ngài là Đấng Chăn Chiên Tốt Lành, và khi Ngài kêu gọi thì các bạn đáp theo. Khi các bạn đáp theo như là con chiên trong đàn chiên của Đức Giêsu Kitô, các bạn có thể chắc chắn là quyết định lớn lao sẽ được thành sự. Các bạn sẽ được ơn cứu rỗi.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn.Amen.

Thánh Ca : Chúa Chăn Nuôi


GÃ CHĂN BÒ CỦA THẾ KỶ 21
Pio X Lê Hồng Bảo

Có lẽ hình ảnh “người chăn chiên” hơi xa lạ với dân Việt nam. Trưởng thành từ nền văn minh lúa nước, hình ảnh những chú mục đồng nằm trên lưng trâu hay cưỡi trên lưng bò với ống sáo vi vu giai điệu nom gần gũi và thân thương hơn. Cho dù thuộc tầng lớp nào hay làm nghề nghiệp gì, cũng có người hiền kẻ dữ: Từ vua chúa, quan quyền, địa chủ, phú hào cho đến thương nhân, sĩ tử, công nhân hay nông dân… Nhưng trong tâm khảm tôi, hình ảnh các chú mục đồng luôn luôn… hiền! Không chỉ là những chú bé trong tranh Đông Hồ mà cả những “gã chăn bò” tôi gặp trong cuộc đời bươn chải. Những gã chăn bò luôn tìm những bãi cỏ tốt nhất cho đàn của mình, những gã chăn bò cuối ngày luôn kiểm tra xem bò của mình đã no chưa, những gã chăn bò đi ngang đám mía mới chặt tranh thủ xin một bó ngọn mía cho những con bò cái đẻ, những gã chăn bò mùa lạnh đi xin rơm để thả vào chuồng cho ấm đàn bò…

Có lẽ vì yêu thương loài vật nên họ luôn… hiền!

Hồi còn bé, tôi cũng từng bị chinh phục bởi hình ảnh những gã chăn bò khác qua nghệ thuật thứ bảy: những chàng cao-bồi (cowboy) trong loạt phim western vào thập niên 50 – 60. Đó là những gã chăn bò trông giang hồ và phong trần hơn với hai tay hai súng, giày da cao cổ, tấm áo khoác tròng đầu cũng là tấm chăn đắp lúc đêm về giữa trảng cỏ mênh mông. Những gã chăn bò cưỡi ngựa như làm xiếc, bắn súng nhanh như điện và nhiều kỹ năng khác để đối phó và tồn tại giữa môi trường hoang sơ nhưng rất nhiều tranh chấp. Nhưng những nét chính mà tôi nhận thấy ở họ là: gan lì và hiệp nghĩa! Bấy nhiêu kỹ năng và đức tính ấy chỉ để bảo vệ đàn gia súc mà họ chăn dắt.

Nhưng chung quy, chăn bò Việt nam hay chăn bò Mỹ đều… ít được ăn học! Thật khó để đồng hóa hình ảnh người mục tử mà Chúa dùng với các linh mục được học hành nghiêm túc hiện nay.

Những năm sau này, tôi cũng có dịp được gặp gỡ và sinh hoạt với một số linh mục có nhiều kỹ năng: có vị đàn hay hát giỏi, có vị biết ảo thuật hay làm xiếc, có vị vừa đọc rap vừa nhảy hip-hop điệu nghệ như chàng cao-bồi vừa phi ngựa vừa quăng dây lasso bắt chú ngựa bất kham… Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy hơi bất kính khi so sánh các ngài với những “gã chăn bò” mà tôi vừa đề cập.

Trước giờ tôi vẫn một mực kính trọng các vị mục tử thay mặt Chúa ở giữa trần gian này. Không chỉ vì chiếc áo chùng đen nghiêm trang đạo mạo hay vẻ linh thánh toát ra khi các ngài nâng cao tấm bánh đọc lời truyền, tôi còn kính phục các ngài vì sự tinh thông uyên bác trong nhiều lĩnh vực. Hẳn là các ngài đã được học hành nhiều lắm, rèn luyện dữ lắm! Để trở thành một Alter Christus hẳn không phải là một điều dễ dàng. Tôi từng khâm phục một vị rất nghiêm túc trong giờ giấc và công việc, chúng tôi thường gọi ngài là “reglo” – mẫu người mực thước. Câu nói cửa miệng của ngài là “giờ nào việc ấy”. Khi ngài nói 7 giờ dâng lễ thì nghĩa là đúng 6g60’ ngài bước ra cung thánh trong phẩm phục và ca đoàn phải hát Ca nhập lễ. Tôi thầm nhủ, với cung cách ấy, ngài mà ra đời làm giám đốc doanh nghiệp hẳn cũng rất thành công.

Rồi có lần, tôi chứng kiến cảnh mấy bà Legio thuyết phục đám “con trời” đi xưng tội mùa Phục sinh. Thật ra, đám “con trời” rất dễ thương, chỉ phải cái tội “nhác” và “nhát”. Bê trễ lâu ngày đâm ra lười nhác. Đến với ông cha nghiêm nghị cũng cảm thấy nhát sợ. Thế là, sau nhiều lần hẹn tới hẹn lui, cả bọn tập trung tại nhà một chú, mỗi chú “chích một ly” để lấy can đảm rồi dắt nhau vô Cha. Không biết có phải vì bấy nhiêu “thủ tục” khề khà ấy mà các chú vô Cha hơi trễ hay không? Vào nhà thờ không thấy Cha, cả bọn kéo vào nhà xứ:

_ Thưa Cha, tụi con xin xưng tội…
_ Tụi bay có đọc bảng thông báo dán ở đằng trước không? 14 giờ đến 16 giờ. Giờ nào việc ấy! Bây giờ, Cha mắc đi ăn cơm…
_ Thưa Cha, hôm nay là ngày cuối cùng ạ!
_ Vậy sao bữa giờ không lo? Cha cũng đã thông báo giữa nhà thờ mấy Chúa nhật liền, có đi lễ đâu mà nghe!

Cả bọn tiu nghỉu kéo về và rất lâu sau đó, tôi không gặp họ ở nhà thờ…

Rồi cơ duyên cũng cho tôi được cộng tác với một vị mục tử khác: Vị này khéo tay và lắm tài! Trong tam nhật thánh, tôi phải túc trực luôn trong nhà xứ để làm công việc trang trí vì ba ngày này mang 3 ý nghĩa khác nhau. Ngài luôn cùng làm với tôi vì trang trí cũng là sở trường của ngài. Cứ giải tội hết một tốp là ngài lại vào nhà xứ cởi áo dòng khoác lên ghế rồi xắn tay áo cùng làm. Có người đến xưng tội, ngài lại ra. Khoảng 11g30 trưa, hai cha con vừa làm dấu ăn cơm, nhác thấy bóng một anh thanh niên ngoài nhà thờ, ngài khoác vội áo dòng bước ra. Tôi can:

_ Đợi có vài người rồi Cha ra giải tội luôn thể, ăn cho xong bữa cơm đã?
_ À, trách nhiệm của mình là đến tận nhà năn nỉ hắn đi xưng tội, nay hắn đã tự động đến mà mình không ra ngay, rủi hắn đổi ý đi về thì mình… lãnh đủ! - Ngài vừa nói vừa cười thật hồn nhiên.

Khi đã giải tội cho chàng trai xong, trở vào bàn ăn, ngài tâm sự thêm với tôi:

Mình tự thấy không “học”* nổi các thánh, mình chỉ “học” anh chăn bò. Cuối ngày, lùa bò về chuồng đếm thiếu mất một con nghé (lũ nghé ưa nhảy lăng quăng lắm!) Anh vào ăn vội chén cơm để có sức vào rừng tìm ngay chứ không may chú nghé gặp tụi dắt trộm là… xong đời. Vừa bưng chén cơm lên, nghe tiếng chú nghé lạc “nghé… ọ…” bên ngoài, anh chăn bò có đợi ăn hết bữa cơm hay vội vàng bỏ chén cơm đang ăn để ra dắt chú nghé lạc vào chuồng?

Tôi nghẹn, chan vội muỗng canh…

Từ đó, tôi gọi ngài là “gã chăn bò của thế kỷ 21”.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã không yêu cầu các môn đệ Chúa phải trở nên những vị quan thanh liêm, những ông tướng thao lược, những giám đốc tài ba, những chính trị gia kinh bang tế thế. Vì vậy, xin cho chúng con chỉ biết cầu xin và kỳ vọng ở các ngài vai trò mục tử thiện hảo giữa thế kỷ 21 đầy nhiễu nhương này. Amen.

Thánh Ca : Chúa Cất Tiếng Gọi Con

Ti Vi Đức Mẹ - Tin Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 27/04/2012



Mời các bạn theo dõi Chương Trình Ti Vi Đức Mẹ , mục Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 27/04/2012.


Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Nghe audio book : Sự sụp đổ của đồng Đô-la & Phương pháp tìm kiếm lợi nhuận từ nó



Tên sách: Sự sụp đổ của đồng Đô-la & Phương pháp tìm kiếm lợi nhuận từ nó
Tác giả: James Turk - John Robino
NXB: Tổng hợp TP. HCM

Có nhiều cuốn sách trở nên lỗi thời ngay tại thời điểm phát hành. Đó chính là điều khiến chúng tôi đắn đo khi bắt tay vào viết cuốn sách này năm 2004: Không phải những điều chúng tôi viết là không đúng mà vì các sự kiện thay đổi quá nhanh khiến độc giả không kịp chuẩn bị để đối phó với hàng loạt vấn đề xảy đến cùng một lúc. Giờ đây ngẫm lại, chúng tôi thấy lẽ ra mình không nên lo lắng như thế.

Thực tế cho thấy đồng đô-la Mỹ đang trượt giá trong khi giá vàng ngày càng tăng, và những nhà đầu tư nào làm theo các lời khuyên được trình bày trong cuốn sách này đã gặt hái được nhiều thành tựu. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng tiền tệ toàn cầu diễn ra chậm rãi hơn so với những gì dự đoán trước đó, điều này cho phép độc giả có nhiều thời gian chuẩn bị để đón đầu một trong những cuộc cải tổ kinh tế lớn nhất của thời đại ngày nay: sự chấm dứt của kỷ nguyên tiền pháp định (fiat currency).

Hầu hết những luận điểm mà chúng tôi đưa ra cách đây hai năm không những vẫn còn nguyên giá trị mà càng trở nên hữu ích hơn. Hầu như tất cả các xu hướng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính bi tráng này đều tiếp diễn, khiến cho sự mất cân đối toàn cầu vốn đã lớn, càng trở nên khủng khiếp hơn. Lấy ví dụ về tình trạng nợ nần chống chất của nước Mỹ, ấn bản 2004 của cuốn sách này đã minh họa điều đó bằng một biểu đổ ở trang sau.

Xin lưu ý, mãi đến thập niên 1980, tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng nợ của Mỹ luôn song hành, điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với những khoản nợ mới. Khi đó, nước Mỹ là một xã hội hoạt động năng suất và chi tiêu trong phạm vi những gì nó có thể làm ra. Nhưng từ thập niên 1980, nước Mỹ cần đến những khoản nợ ngày càng lớn hơn để tạo ra tài sản mới, và đến năm 2003, biểu đồ đã trở thành bức tranh mô tả hình ảnh một người leo lên vách núi, nhằm ám chỉ tình hình chi tiêu vượt quá khả năng và vay mượn để bù đắp cho các khoản thiếu hụt đó.

Trong ba năm tiếp theo, thay vì nhận biết những rủi ro này và có biện pháp khắc phục, nước Mỹ lại tiếp tục vay mượn nhiều hơn bao giờ hết. Mặc dù biểu đồ sau đã được cập nhật và thoạt nhìn cũng ít nhiều giống với biểu đồ trước, nhưng hãy chú ý là các tỷ lệ đã thay đổi. Tỷ lệ nợ bình quân của một người Mỹ đã tăng từ mức chưa từng có tiền lệ là 130.000 đô-la lên mức hoàn toàn không thể kiểm soát được là 150.000 đô-la, tức 600.000 đô-la cho một gia đình bốn người. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở hầu như mọi xu hướng khác nếu chúng tôi quay ngược lại so sánh với năm 2004. Thâm hụt thương mại ngày càng lớn, nguồn cung tiền phát triển ngày càng nhanh, tỷ trọng hàng ngoại nhập tăng hơn hai lần và chi phí cho cuộc chiến tranh Iraq cũng như cho các cam kết với nước ngoài đang leo thang.

Giờ đây, cả thế giới đều thấy được điều gì đang diễn ra. Năm 2006, bong bóng nhà đất vỡ tung. Năm 2007, thị trường nợ chứng khoán hóa (securitized debt market) cũng nổ tung. Và khi điều này được viết ra vào tháng 11/2004 thì giá trị của đồng đô-la đã giảm đến mức thấp kỷ lục so với hầu hết các đồng tiền khác, trong khi vàng, một loại tiền mà các máy in tiền của chính phủ không thể tạo ra được, lại đang trải qua giai đoạn tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1980.

Trước tình hình đó, các đối tác thương mại của Mỹ chủ động tìm kiếm cách “đa dạng hóa” nguồn dự trữ ngoại hối của mình chứ không chỉ có đồng đô-la như trước đây. Nói tóm lại, kịch bản đã được dựng sẵn, không chỉ cho sự suy giảm tiếp theo của đồng đô-la mà cho cả sự sụp đổ của đồng tiền này. Điều đó có nghĩa là sự xáo trộn cũng như các cơ hội kiếm lời trong những năm qua chỉ là bước khởi đầu cho những gì sắp xảy đến. Tuy nhiên, không phải chỉ có đồng đô-la sắp trở thành phế liệu. Vấn đề thực sự không nằm ở khả năng quản lý yếu kém của nền kinh tế Mỹ mà là cả một hệ thống quan điểm về tiền pháp định. Đơn cử một ví dụ, nếu như các chính trị gia có quyền in tiền để mua các lá phiếu, họ sẵn sàng làm thế. Chính việc thiếu nghiêm khắc trong quản lý tiền tệ đã dẫn đến tình trạng lạm cung tiền, làm cho giá trị của đồng tiền liên tục giảm sút cho đến khi không còn người dân nào hy vọng về nó nữa.

Trong quá khứ, điều này chỉ xảy đến với từng quốc gia riêng lẻ nhưng ngày nay, nó đang diễn ra ở khắp mọi nơi mà nạn nhân đầu tiên phải kể đến chính là đồng tiền đang thống thị thế giới, đồng đô-la. Và kết quả tất yếu là trong vài năm tiếp theo, cả thế giới sẽ phát hiện ra rằng các loại tiền pháp định, tức là tiền do chính phủ phát hành và quản lý mà không có cơ sở bảo chứng đầy đủ, là một sai lầm, và sẽ đồng loạt từ bỏ chúng. Vì thế, chúng ta vẫn còn cơ hội kiếm lời từ cuộc khủng hoảng tiền tệ sắp tới. Trên thực tế, hành trình này chỉ mới bắt đầu.

Đôi nét về cuốn sách: Khi cuốn sách này được cập nhật vào tháng 11 năm 2007 thì các thị trường tài chính đang bị kìm hãm bởi một cuộc khủng hoảng tín dụng mà khởi đầu là sự sụp đổ của thị trường cho vay thế chấp của Mỹ và đang lan rộng đến hầu hết mọi ngóc ngách của nền kinh tế toàn cầu.

Tài chính cấu trúc lớn/nhóm các nhà đầu cơ vay nợ thống lĩnh giới tài chính đã phát hiện ra rằng trái phiếu bảo chứng và các tài sản hiếm khác phụ thuộc vào nợ vay thế chấp (mortgage debt), vào khả năng thanh toán của ngân hàng hay tính ổn định của tỷ giá hối đoái hiện đang có giá thấp hơn rất nhiều so với dự đoán ban đầu. Còn những tổ chức nào đứng ra kinh doanh vay nợ để mua các loại tài sản ấy đã bắt đầu hứng chịu hậu quả. Các khoản thua lỗ khổng lồ trên thị trường cho vay thế chấp và những tài sản gá nợ khác mà các ngân hàng và tổ chức khác đã báo cáo trong những tháng gần đây chính là điềm báo cho những khó khăn còn tồi tệ hơn ở phía trước.

Nhìn chung, đối với những gì sắp xảy đến, người ta không thể nói chi tiết mà chỉ có thể dự đoán một cách tổng quát (rằng đồng đô-la và hầu hết các loại tiền pháp định khác sẽ rớt giá thê thảm), chúng tôi muốn xem cuốn sách này như một công cụ phân tích tổng quát chủ yếu dựa trên phiên bản gốc của nó, chỉ thay đổi một vài số liệu của năm 2003 bằng các số liệu mới hơn của năm 2006, 2007.

Nếu bạn muốn tiếp tục theo dõi tin tức thời sự với đầy đủ tên gọi, ngày tháng và phân tích về cuộc khủng hoảng tài chính này, hãy vào trang web của chúng tôi: www.goldmoney.com và www.dollarcollapse.com.

Trong quá trình thực hiện cuốn sách này, chúng tôi đã đưa ra một vài lựa chọn cần được giải thích. Để biết giá vàng và đô-la sẽ đi đâu, chúng ta cần nắm được quá trình biến động của chúng, vì thế chúng tôi đã trình bày một vài điểm quan trọng trong lịch sử tiền tệ.

Tuy nhiên, đánh giá một chủ đề rộng lớn như thế không phải là mục đích của cuốn sách này. Có nhiều vấn đề được nhắc đến nhưng không được giải thích cặn kẽ (chẳng hạn như chúng tôi sẽ không giải thích về tình trạng hỗn loạn tiền tệ sau Cách mạng Pháp). Tuy nhiên, để giúp độc giả nghiên cứu thêm, chúng tôi đã dành ra chương 22 với tên gọi “Thông tin hữu ích” để liệt kê tên một số các tác phẩm lớn trong lĩnh vực này.

Về một số khía cạnh hiện tại của đồng đô-la và vàng, chúng tôi có chút đối lập về quan điểm vì James không chỉ là tác giả cuốn sách này mà còn là người tham dự. Cho nên trong những chương liên quan, chúng tôi sẽ thay thế cách xưng hô “chúng tôi” bằng “James”, xem đó như một người thứ ba. Trong quá trình tổng hợp bối cảnh đồng đô-la sụp đổ, chúng tôi thỉnh thoảng gặp phải những vấn đề và dù không thật sự cần thiết cho nội dung cuốn sách này và hơi có tính chuyên môn nhưng chúng giúp hiểu rõ hơn hiện trạng của sự việc.

Vì thế, chúng tôi sẽ trình bày một số chủ đề như thế dưới dạng cột/khung phụ. Và có hai vần đề dù ít được sử dụng đến nhưng chúng tôi nghĩ cũng nên trình bày. Đó là: Tỉ giá hối đoái của vàng.Thông thường, khi vàng được nhắc đến trên các cổng thông tin tài chính, người ta thường đề cập đến “giá” của nó. Việc làm này không đúng bởi vàng không phải là hàng hóa thông thường như dầu hay trứng. Vàng chính là tiền.

Tục ngữ Trung Hoa có câu "trí khôn bắt đầu bằng việc gọi sự vật đúng với tên gọi của nó." Chúng ta không bao giờ nói về “giá” của đồng yên hay đồng euro mà thay vào đó, chúng ta thảo luận về tỉ giá hối đoái của chúng, cho nên trong cuốn sách này, chúng tôi cũng làm như thế đối với vàng, ví dụ “Tỷ giá hối đoái của vàng ngày 31/12 là $410 một ounce.” Ounce hay là gram. Ở Mỹ, troy ounce là đơn vị đo lường phổ biến nhất của vàng.

Tuy nhiên, quy ước này là một sự kế thừa lịch sử của Đế chế Anh, một đế chế mà bản thân vàng và tiêu chuẩn vàng đóng vai trò trung tâm. Sử gia người Anh, Niall Ferguson nhận xét: “Đế chế Anh đã chấm dứt từ lâu, chỉ có những thứ linh tinh vô giá trị là vẫn còn tồn tại.” Và chúng tôi tin rằng, một trong những thứ linh tinh vô giá trị đó chính là thói quen của người Mỹ khi quy trọng lượng vàng về đơn vị troy ounce.

Ngày nay, gần như toàn thế giới và kể cả Vương quốc Anh đều sử dụng hệ thống đo lường mét và theo đó, trọng lượng vàng được tính theo đơn vị gram, 1 gram bằng khoảng 1/31 troy ounce (chính xác là 1 ounce bằng 31.1034 gram). Vì thế, một mặt, chúng tôi giữ lại cách ghi theo đơn vị troy ounce để tránh sự nhầm lẫn, mặt khác, chúng tôi cũng quy ra đơn vị đo lường tương đương là “gram vàng” (gold gram: gg), ví dụ như “400 đô-la/oz. (12,86 đô-la/gram vàng).”

Sự sụp đổ của đồng Đô-la & Phương pháp tìm kiếm lợi nhuận từ nó là một cuốn sách không thể bỏ qua của mọi người và mọi nhà đầu tư. Trong cuốn sách này, James Turk và John Rubino sẽ chỉ cho các nhà đầu tư cách duy trí và làm tăng giá trị tài sản cho mình bằng việc đầu tư vào tiền vàng, cổ phiếu công ty khai thác vàng, và các loại tiền điện tử dựa trên vàng.

Hai bậc thầy tài chính này còn phác họa lợi nhuận tiềm năng cũng như rủi ro đi kèm; cách đưa vàng vào danh mục đầu tư tài chính; và chỉ ra những mặt lợi và bất lợi của việc mua cổ phiếu từ những quỹ đầu tư vào cổ phiếu công ty khai thác vàng.

Sự mất giá của đồng Đô-la đã làm tổn hại cho hàng triệu người Mỹ: giá trị thực sự của thu nhập cố định đã giảm; thị trường cổ phiếu một lần nữa lại được đánh giá quá cao so với thực tế; và trái phiếu - vốn gắn với đồng đô-la ngày càng mất giá đang đi đến một kết cục tồi tệ.

Được viết với phong cách rõ ràng và hết sức thực tiễn, cuốn Sự sụp đổ của đồng đô-la & cách tìm kiếm lợi nhuận từ nó sẽ giúp độc giả thấy được vì sao đầu tư vàng lúc này là cách an toàn nhất để đạt được sự thịnh vượng trong tương lai.

James Turk, chuyên gia phân tích vàng hàng đầu kiêm nhà sáng lập của GoldMoney.com và john Robino, biên tập của trang web DollarCollapse.com, sẽ giới thiệu các chiến thuật đầu tư vào tiền vàng, cổ phiếu vàng, các loại tiền điện tử tính theo vàng và những tài sản giá trị khác nhằm tạo ra một danh mục đầu tư có lãi.

Mời các bạn nghe audio book , tải về tại đây , Pass giải nén là : thuvienso.info.

Nghe trực tiếp theo YouTube tại đây .



Ti Vi Đức Mẹ - Tin Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 25/04/2012



Mời các bạn theo dõi Chương Trình Ti Vi Đức Mẹ , mục Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 25/04/2012.


Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Nghe audio book : Bí quyết tay trắng thành triệu phú - Adam Khoo



Tác phẩm : Bí quyết tay trắng thành triệu phú
Tác giả: Adam Khoo.
Dịch giả: Nhiều Dịch Giả.
Nhà xuất bản: Nxb Phụ Nữ

Giới thiệu về nội dung

Nếu bạn nuôi mơ ước tự mình tạo dựng một gia sản hàng triệu đô thì đã đến lúc bạn học cách biến giấc mơ đó thành hiện thực! Bạn không cần có tấm bằng kinh doanh ở trường Đại học Harvard, cũng không cần đến vận may hoặc rất nhiều vốn để làm giàu với một khát khao mạnh mẽ, tư duy triệu đô và những chiến lược kiếm tiền đúng đắn, ai cũng có thể trở thành triệu phú.

"Bí quyết tay trắng thành triệu phú" với cách tiếp cận thiết thực, toàn diện và hiệu quả, sẽ hướng dẫn bạn cách thức kiếm tiền, quản lý tiền bạc, Đây là quyển sách không thể thiếu đối với các doanh nhân, các nhà quản lý, các chuyên gia, nhân viên văn phòng và bất kỳ ai có khát vọng vươn tới đỉnh điểm tự do tài chính.

Đầu tư vào quyển sách này, bạn sẽ khám phá được những phương pháp làm giàu phong phú của chính tác giả Adam Khoo - một trong những triệu phú tay trắng làm nên trẻ nhất ở Singapore. Trong suốt 15 năm qua, Adam Khoo đã giúp cho hàng trăm ngàn người đạt được những thành công vượt bậc trong cuộc sống và kinh doanh, bất kể điểm khởi đầu của họ là từ đâu.

Bạn sẽ học được những chiến lược làm giàu đã được thử nghiệm và chứng minh hiệu quả như:

- Bảy bước dẫn đến mức độ dư dả tài chính
- Chín thói quen quản lý tiền bạc như thế nào
- Người giàu quản lý tiền bạc như thế nào
- Làm thế nào gia tăng nguồn thu nhập mà không cần phải nghỉ việc
- Làm thế nào gây dựng việc kinh doanh xoay vòng vốn nhanh tại nhà
- Làm thế nào quản lý tiền bạc và cắt giảm chi tiêu khoảng 20 - 35%
- Làm thế nào đạt mức lợi nhuận 12,08% từ thị trường chứng khoán với mức rủi ro cực thấp
- Làm thế nào tạo ra nhiều nguồn thu nhập qua kinh doanh, đầu tư và tài sản trí tuệ
- Cách thức thiết kế con đường làm giàu của bạn.

Mục lục của audio book

Giới thiệu Adam Khoo

Phần 1
Chương 01 - Bí Quyết Của Người Tay Trắng Làm Nên Triệu Đô
Chương 02 - 7 Bước Làm Giàu
Chương 03 - 9 Thói Quen Của Triệu Phú

Phần 2
Chương 04 - Người Giàu Quản Lý Tiền Bạc Như Thế Nào
Chương 05 - 4 Mức Độ Giàu Có

Phần 3
Chương 06 - Hãy Đưa Ra Mức Giá Cao Nhất
Chương 07 - Thời Gian Là Tiền Bạc
Chương 08 - Làm Thế Nào Để Tăng Thu Nhập Theo Cấp Số Nhân Trong Bất Cứ Lĩnh Vực Gì

Phần 4
Chương 09 - Gây Dựng Việc Kinh Doanh Sinh Lợi Mà Không Cần Làm Gì
Chương 10 - Biến Niềm Đam Mê Thành Nguồn Thu Nhập Bền Vững
Chương 11 - Cách Thức Xây Dựng Một Trang Web Sinh Lợi
Chương 12 - Làm Thế Nào Để Thu Hút Nhiều Khách Hàng Trên Mạng

Phần 5
Chương 13 - Nguyên Tắc Số 1 Của Những Triệu Phú Tay Trắng Làm Nên
Chương 14 - Cách Thức Quản Lý Tiền Và Kiểm Soát Chi Tiêu

Phần 6
Chương 15 - Tăng Tài Sản Với Lợi Nhuận Tiền Triệu
Chương 16 - Thắng Lợi Với Quỹ Đầu Tư
Chương 17 - Chọn Mua Cổ Phiếu Theo Cách Của Warren Buffett
Chương 18 - 8 Tiêu Chí Để Mua Cổ Phiếu Tốt Với Giá Hời

Phần 7
Chương 19 - Lên Kế Hoạch Trở Thành Triệu Phú

Mời xem sách online tại đây

Nghe audio book theo Playlist YouTube tại đây hoặc tại đây, nghe theo 1 file duy nhất tại đây




Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Ti Vi Đức Mẹ - Tin Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 24/04/2012



Mời các bạn theo dõi Chương Trình Ti Vi Đức Mẹ , mục Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 24/04/2012.

Chương trình Ti Vi Ánh Sáng Tin Mừng ngày Chúa Nhật 22/04/2012



Mời các bạn theo dõi Chương trình Ti Vi Ánh Sáng Tin Mừng ngày Chúa Nhật 22/04/2012



Bạn có thể xem lại các Chương trình Ti vi Ánh Sáng Tin Mừng của các tuần trước tại đây

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Điểm tin tuần ( 15/04/2012 - 22/04/2012 )